Những vấn đề Mẹ và bé có nguy cơ gặp phải khi mang thai.

Mang thai là một nhiệm vụ thiêng liêng mà mỗi người mẹ đều muốn thực hiện ít nhất 1 lần trong đời.Tuy nhiên, nhiệm vụ này không hề đơn giản một chút nào.Có rất nhiều nguy cơ sẽ ảnh hưởng tói bạn và em bé trong quá trình mang thai.Sau đây là một số vấn đề mà Mẹ và Bé có nguy cơ gặp phải khi mang thai.

Những vấn đề mà mẹ và bé sẽ gặp phải trong quá trình mang thai

1.KHIẾM KHUYẾT ỐNG THẦN KINH Ở TRẺ SƠ SINH ?

Nội dung chính

Khiếm khuyết ống thần kinh (NTD) là hiện tượng ống thần kinh hoặc cột sống mở ra quá sớm. Đây là khiếm khuyết phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, gặp trên khoảng 300.000 trẻ sơ sinh mỗi năm. Năm 2010, khiếm khuyết ống thần kinh dẫn đến 71.000 ca tử vong trên thế giới.

Nguyên nhân chính của khiếm khuyết ống thần kinh là do thiếu hụt folate (acid folic), chiếm đến 70%. 30% nguyên nhân còn lại là do gen hoặc các nguyên nhân khác, như không chuyển hóa folate, đái tháo đường, béo phì ở mẹ, nhiễm độc arsen, chứng thân nhiệt cao ở người mẹ và các chất bức xạ.

2.THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Thiếu máu là tình trạng bệnh lý khi không đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Khi các mô không nhật đủ lượng oxy, rất nhiều cơ quan và chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng. Thiếu máu trong thời kỳ mang thai là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, bởi vì nó có liên quan đến tình trạng thiếu cân sau sinh, sinh non và tử vong ở mẹ. Theo WHO, tình trạng thiếu máu ảnh hưởng đến 41% phụ nữ mang thai trên khắp thế giới.

Khoảng 15-25% phụ nữ mang thai tại các nước công nghiệp gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu hụt folate (acid folic) dẫn đến giảm số lượng tế bào hồng cầu.

Vitamin B12 rất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu, và việc thiếu hụt vitamin B12 là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.

Đồng cần thiết cho quá trình vận chuyển sắt trong cơ thể.

Thiếu hụt Biotin dẫn đến tăng nguy cơ sinh non. Biotin cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của hệ thống thần kinh và chức năng nhận thức. Tuy nhiên, có đến 50% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng thiếu hụt Biotin.

Calci đã được chứng minh là cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của xương. Tuy nhiên, việc bổ sung đầy đủ vitamin D, K, phospho và magie lại có vai trò quang trọng không kém trong việc hình thành liên kết của calci và các mô trong xương.

Nhiều chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống thần kinh, nhận thức, và tâm lý, bao gồm vitamin B1, B2, B3, B5 và C, ngoài ra còn có, đồng, kẽm, Iod.

Để mẹ và bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì việc bổ sung đầy đủ vitamin A, C và E, cũng như đồng, kẽm và Selenium là thực sự cần thiết.

3. Tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường cũng là bệnh khá nghiêm trọng đối với các phụ nữ mang thai. Lúc này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu mà cũng có thể vẫn đủ nhưng tế bào không sử dụng được insulin. Hơn nữa, các triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường cũng tương tự như lúc mang thai: mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần… nên rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Bạn cần kiểm tra nước tiểu mỗi khi đi khám thai. Nếu nghi ngờ mình bị đái tháo đường, hãy gửi mẩu nước tiểu để bác sĩ kiểm tra. Trong những trường hợp nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho kiểm tra đường huyết lúc đói và làm xét nghiệm dung nạp đường, nhất là vào thời điểm thai 24-30 tuần.

Nếu mắc bệnh đái tháo đường trong giai đoạn mang thai, phụ nữ mang thai cần được theo dõi kỹ để được hướng dẫn chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh, giảm bớt lượng đường, béo và muối. Và điều trị thuốc nếu không thể điều chỉnh đường huyết bằng chế độ ăn làm giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi.

4. Táo bón

Hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón. Trong thời kì mang thai, chị em ít vận động, hơn nữa, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở các bà bầu. Phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi.

Để ngăn ngừa bệnh táo bó, khi mang thai, thai phụ nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…

5. Hiện tượng Chuột Rút

Đây là triệu chứng cơ bắp co thắt khiến bạn rất đau, thường xảy ra ở bắp chuối chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Bắt đầu cơn đau bằng triệu chứng cẳng chân duỗi đơ ra và các ngón chân quắp xuống. Theo nghiên cứu thì bệnh này xảy ra ở thai phụ thường là do cơ thể thiếu canxi.

Xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút sẽ giúp các bà bầu có cảm giác thoải mái hơn, sau đó đi dạo một vòng để máu lưu thông tốt hơn. Khám bệnh để bác sĩ bổ sung thêm canxi và vitamin D.

LIÊN HỆ VỚI CHUYÊN GIA TƯ VẤN (Call/Zalo/Imess) : 0971121336 .

Trả lời

Contact Me on Zalo
0971.121.336