Những điều cần biết về táo bón ở trẻ em

Những điều cần biết về táo bón ở trẻ em

Nội dung chính

 

Gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của trẻ – Táo bón nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của trẻ, đặc biệt là một trong những nguyên nhâ hình thành nên căn bệnh Trĩ phiền phức. Do đó, để hạn chế tạo ra bệnh trĩ, các mẹ nên có cách phòng tránh cũng như điều trị chứng táo bón cho trẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

 

Những điều cần biết về táo bón ở trẻ em

 

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 

Táo bón được định nghĩa là tình trạng chậm hoặc khó tiêu, kéo dài từ 2 tuần trở nên và gây ra khó chịu cho bệnh nhân. Bình thường trẻ có thể đi tiêu nhiều lần trong ngày đến 3 lần/tuần.

 

Những điều cần biết về táo bón ở trẻ em

Những điều cần biết về táo bón ở trẻ em

Ở trẻ em, tình trạng táo bón được chẩn đoán khi số lần đi tiêu ít hơn thường ngày, phân trở nên cứng và rất khó để tống ra ngoài, hoặc khi trẻ có biểu hiện nín giữ phân hoặc không chịu đi đại tiện. Són phân cũng có thể là dấu hiệu của táo bón.

Những đặc điểm gợi ý chứng táo bón ở trẻ 

Ngoài việc đếm số lần đi tiêu, có thể dựa vào các triệu chứng sau đây để chẩn đoán trẻ mắc táo bón do nguyên nhân thực thể:

– Sụt cân

– Dát cà phê sữa trên da

– Khám thần kinh cho thấy sự bất thường: Giảm trương lực, sức sơ; phản xạ bất thường.

– Bất thường vùng hậu môn: Lệch về phía trước, mở rộng hoặc chít hẹp.

– Có máu đại thể hoặc vi thể ở trong phân.

– Bụng chướng kèm hoặc không kèm nôn mửa.

Làm gì khi trẻ bị táo bón?

– Nên tháo sạch phân ở đại tràng Sigma và trực tràng. Đôi khi cần thụt tháo nhiều lần trong ngày. Cách thụt tháo như người lớn nên áp dụng cho trẻ lớn hơn 3 tuổi.

 

Những điều cần biết về táo bón ở trẻ em

 

– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng rút dịch vào lòng ruột và thúc đẩy quá trình làm mềm phân bao gồm Polyethylene glycol và lactulose. Đối với những trường hợp táo bón chức năng lâu ngày, thuốc nhuận tràng thẩm thấu nên được sử dụng ít nhất vài tháng cho tới khi kích thước trực tràng giãn nở trở lại bình thường.

-Chất bôi trơn đường uống: Như dầu khoáng hoặc Kondremul, giúp thúc đẩy việc thải phân tiếp tục nhưng có thể góp phần gây són phân. Trong trường hợp nặng, thuốc nhuận tràng như Magnesium dạng sữa hay Senokot có thể được sử dụng trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh sử dụng thuốc trong việc điều trị, việc tập luyện thói quen đi tiêu hàng ngày là một điều quan trọng, vừa giúp bé có phản xạ đi tiêu, vừa giúp loại bỏ phân không để ứ quá lâu trong trực tràng. Hàng ngày các mẹ nên tập cho bé đi tiêu vào một giờ nhất định nào đó, nếu sau 15 phút bé không cảm thấy mắc cầu thì thôi, lập lại vào hôm sau.

Những cách thay đổi chế độ ăn uống để điều trị chứng táo bón ở trẻ em bao gồm cho trẻ uống nước đầy đủ và bổ sung đầy đủ chất xơ như ăn nhiều trái cây, rau củ quả cũng là một trong cách điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả.

Với chia sẻ về trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về chứng táo bón ở trẻ để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Tránh tình trạng dẫn đến việc hình thành bệnh trĩ ở trẻ.

Liên hệ tư vấn ( call/zalo): 0971121336

Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!!!

Trả lời

Contact Me on Zalo
0971.121.336