Căn nguyên của bệnh Trĩ

Đã đăng trên Bệnh Trĩ, Tin Tức Y Dược 555 lượt xem

Căn nguyên của bệnh Trĩ

Nội dung chính

Bệnh Trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, phổ biến ở cả nam và nữ, nhưng lại là căn bệnh “khó nói”. Chính vì vậy, rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh trĩ ngại đi khám, điều trị dẫn đến bệnh tình trầm trọng thêm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết này là cái nhìn tổng quan về bệnh trĩ, cung cấp cho bạn những thông tin thiết yếu để hiểu thêm về bệnh và có hướng phòng ngừa, điều trĩ Trĩ hiệu quả.

Các nhà y học nghiên cứu về trĩ kết luận: Trĩ là hiện tượng giãn tĩnh mạch hậu môn, trực tràng tạo thành búi.

Theo y học cổ truyền: trĩ lồi ra ngoài hậu môn gọi là hạ trĩ, là loại thường hay gặp nhất trong các bệnh ở vùng hậu môn, trực tràng, tỷ lệ chiếm 86%, nam gặp nhiều hơn nữ (10/1), nhân viên văn phòng chiếm đại đa số (60%), tuổi hay gặp từ 31-40 tuổi.

Theo y học hiện đại: vị trí tổn thương ở vùng van Morgani (răng lược) là vùng nối tĩnh mạch trực tràng trên (thuộc tĩnh mạch cửa) với tĩnh mạch trực tràng dưới và giữa (nhánh tĩnh mạch chủ). Những tĩnh mạch này giãn ngày càng tăng lên và kết hợp với nhau thành bó, bó nọ liền bó kia, có khi chiếm tất cả bề mặt hậu môn trực tràng. Những búi trĩ nằm ở lớp dưới niêm mạc phía trên cho nên đội lớp niêm mạc lên. Đồng thời do lớp dưới niêm mạc nhão, các búi trĩ nặng dần rồi sa xuống hậu môn. Kéo theo sau đó thường thấy viêm niêm mạc trực tràng hậu môn kèm theo tổn thương ở các sợ thần kinh tận cùng, viêm có thể mạn hoặc cấp tính dẫn đến nhiễm trùng làm cho mủ có thể khu trú hoặc lan rộng. Đáng chú ý là viêm tắc tĩnh mạch tạo thành bó trĩ lớn hơn không thể tự co lên được dần dần bị hoạt tử (nếu không kịp thời điều trị), cũng có thể sau viêm tắc tĩnh mạch lâu ngày nó sẽ khô đi và thành đám sùi cứng.

căn nguyên bệnh trĩ

1.Nguyên nhân của bệnh Trĩ

Theo các tài liệu y học hiện đại cũng như lâm sàng có các nguyên nhân:

+ bệnh đường ruột như táo bón, ỉa chảy, Salmonella; các hiện tượng sinh lý như hành kinh, thai nghén, chửa đẻ;

+ một số hành động gắng sức như thể thao, ngồi lâu (nhất là ngồi xổm);

+ chế độ ăn uống quá mức, ăn cay nóng nhiều như: rượu, ớt, hồ tiêu, cà phê, một số thuốc đặt hậu môn như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc ngủ.

+ Ngoài ra còn một số yếu tố di truyền và một số bệnh chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, bệnh Gout, các bệnh về gen, cao huyết áp, các u đè vào trực tràng.

Y học cổ truyền giải thích nguyên nhân gây ra Trĩ: do khí hư, khí trện không thể thăng đề thông sướng được, hiện tượng này xảy ra ở vùng đại tràng, làm cho cơ nhục yếu, giáng hạ mạch lạc tổn thương sinh ra huyết ứ. Khí hư, khí trệ và huyết ứ lâu ngày làm mạch lạc giãn sa xuống gây ra trĩ, huyết ứ gây ra chảy máu. Do nguyên nhân nào đó (có thể do táo nhiệt, thấp nhiệt…) làm cho huyết hư, huyết ứ ở đại tràng ảnh hưởng đến khí. Khí trệ và hư làm mạch lạc sa giãn gây trĩ, huyết ứ lâu sinh nhiệt hoặc nguyên nhân gây ra nhiệt, nhiệt xâm phạm vào huyết ứ lâu sinh nhiệt hoặc nguyên nhân gây ra nhiệt, nhiệt xâm phạm vào huyết phận bức huyết loạn hành cho nên kèm theo chảy máu. Dựa vào cách giải thích trên ta có 4 nguyên nhân sau: phong, táo, thấp, nhiệt kết hợp gây nên bệnh. Phong táo có thể nội sinh (sau mắc bệnh can, tâm, tỳ, thận), có thể ngoại sinh (khí hậu địa phương) gây khí hư, huyết ứ (hành kinh, thai nghén, chửa đẻ, bệnh gan, tăng huyết áo, suy nhược cơ thể, bệnh thuộc gai đinh, u chèn ép vùng trực tràng hậu môn). Do táo nhiệt ngưng kết ở đại tràng làm khí hư, khí trệ, huyết ứ (táo bón kéo dài). Do thấp nhiệt thấp kết ở đại tràng làm khí trện huyết ứ (gặp trong các bệnh lý viêm đại tràng, ỉa chảy). Ăn uống thất thường, ăn các thức ăn quá cay nóng (ớt, rượu), cao lương mỹ vị (các thứ khó tiêu) sinh ra thấp nhiệt đại tràng. Lao động quá sức, ngồi lâu hoặc phòng dục quá độ gây khí trệ, huyết ứ dồn xuống đại tràng hậu môn.

2.PHÂN LOẠI TRĨ

Hiện nay đều thống nhất phân loại trĩ như sau: trĩ nội là búi trĩ nằm trên van Morgani (theo y học cổ truyền là búi trĩ nằm trong hậu môn); trĩ ngoại là búi trĩ nằm dưới van Morgani (theo y học cổ truyền là búi trĩ nằm ngoài hậu ôn); trĩ hỗn hợp là búi trĩ có cả nội và ngoại (búi trĩ nằm cả trong và ngoại hậu môn).

Trĩ nội: chia làm 4 độ (4 giai đoạn)

  • Trĩ nội độ I: triệu chứng nghèo nàn, sau đại tiện thấy tức hậu môn, ra máu tương quanh phân, hoặc chảy máu nhỏ giọt thành tia. Trĩ không lòi ra ngoài hậu môn, thăm trực tràng hậu môn và soi thấy rõ.
  • Trĩ nội độ II: ngoài triệu chứng trên, trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu môn lòi ra ngoài hậu môn sau rặn hoặc đại tiện, sau đó lại tự tụt vào hậu môn, thăm và soi trực tràng hậu môn thấy trương lực cơ giữa niêm mạc còn tốt, còn thấy rõ ranh giới búi trĩ.
  • Trĩ nội độ III: tuy chảy máu ít hơn nhưng khi rặn, đại tiện hoặc ngồi lâu, búi trĩ cùng niêm mạc hậu môn lòi ra ngoài hậu môn, phải lấy tay đẩy vào.
  • Trĩ nội độ IV: trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn, đẩy cũng không vào có kèm theo viêm nhiễm.

hình ảnh phân loại Trĩ

Y học cổ truyền cũng chia các loại như sau:

  • Trĩ nội thể huyết ứ: tức là trĩ có sung huyết.
  • Trĩ nội thể thấp nhiệt: là trĩ có thấp nhiệt (trĩ có bội nhiễm hoặc do viêm nhiễm gây nên).
  • Trĩ nội thể nhiệt độc: trĩ có huyết ứ lâu, nhiệt xâm phạm (trĩ giai đoạn đầu của viêm nhiễm).
  • Trĩ nội thể khí huyết trệ: trĩ lâu ngày do các bệnh toàn thân lâu ngày gây nên.

Trĩ ngoại: cũng chia 3 thể

  • Trĩ ngoại tắc nghẽn, y học cổ truyền gọi là nhiệt độc.
  • Trĩ ngoại đơn thuần, y học cổ truyền gọi là huyết ứ.
  • Trĩ ngoại có biến chứng nặng, y học cổ truyền gọi là thấp nhiệt.

ảnh trĩ ngoại

Để điều trị bệnh Trĩ tận gốc hiện nay tây y chưa có bất kì loại thuốc nào, phương pháp duy nhất của tây y được xem có thể trị tận gốc bệnh trĩ đấu là phẫu thuật. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng cho thấy dù đã phẫu thuật vẫn có nguy cơ cao mắc lại bệnh Trĩ.

Chính vì vậy để điều trị dứt điểm bệnh trĩ, Chỉ có đông y là làm được việc này. Vì theo nguyên tắc điều trị của Đông Y đấy là tập trung vào điều trị tận gốc căn nguyên gây ra bệnh. Bệnh sẽ điều trị tận gốc và không gây ra tái phát. Ông cha ta có rất nhiều bài thuốc điều trị Trĩ hiệu quả trong dó có bài Bổ trung ích khí thang. Bài thuốc này còn được chứng mình hiệu quả trên lâm sàng tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trưng ương cho kết quả rất khả quan.

LIÊN HỆ TƯ VẤN BỆNH TRĨ ( Call/Zalo): 0971121336.

 

Trả lời

Contact Me on Zalo
0971.121.336